1. Nhà thép tiền chế là gì?
Nhà thép tiền chế (tiếng anh: pre-engineered building) là loại nhà được xây dựng dựa trên các cấu kiện thép. Do sở hữu nhiều ưu điểm nên nhà thép đang dần trở nên ưa chuộng thay thế cho xây dựng nhà bằng bê tông truyền thống.
3 giai đoạn chính trong xây dựng công trình nhà thép tiền chế là:
- Thiết kế:
Bản vẽ kiến trúc và bản vẽ gia công.
- Gia công và sản xuất các cấu kiện thép phù hợp:
Thường là gia công các cấu kiện chính xác bằng các máy móc công nghệ hiện đại – các máy CNC. Thường gồm các công đoạn như: cắt định hình, gia công bản mã, ráp, hàn, nắn, ráp bản mã, vệ sinh,..
- Lắp dựng tại công trình:
Các giai đoạn lắp dựng công trình được diễn ra nhanh chóng hơn nhưng cũng đầy đủ công đoạn như xây dựng nhà truyền thống. Các công đoạn như: chuẩn bị, lập kế hoạch, thi công, giám sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng. Các công việc lắp dựng như: lắp các cột, kèo, dầm, khung kèo, xà gồ, chống xà gồ, kèo đầu hồi, kéo tôn và lợp mái,…
2. Các thành phần cấu tạo chính
- Khung chính và các tấm thép tạo hình (thép hình, thép tổ hợp).
Đây là một trong các bộ phận quan trọng giúp tạo nên bộ khung nhà vững chắc. Chúng thường gồm các cấu kiện chính như các thanh cột, kèo, dầm. Ngoài ra còn có các kết cấu phụ: vách ngăn, hệ khung đỡ vách ngăn, cầu thang và xà gồ mái, hệ sàn công tác, xà gồ tường hình chữ “Z” và “C”.
- Các cấu kiện che chắn bảo vệ ngôi nhà:
Tôn lợp mái, tấm xi măng tạo hình bao che nội ngoại thất, tấm lót sàn xi măng, tấm lót sàn cemboard, tấm thép,… nhằm giới hạn không gian và bảo vệ nhà khỏi các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài. Đồng thời, yếu tố thẩm mỹ được quyết định bởi các tấm bao che và tạo hình này.
- Móng là kết cấu chịu lực chính cho toàn bộ ngôi nhà.
Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà thi công làm móng nông hoặc móng sâu. Với những công trình xây dựng lớn làm móng sâu để đảm bảo nhà luôn vững chắc theo thời gian.
3. Các loại nhà thép tiền chế
Tùy vào mục đích sử dụng của chủ đầu tư mà nhà chế được chia ra nhiều loại khác nhau. Dưới đây những loại nhà thép tiền chế thường thấy:
- Nhà thép tiền chế dân dụng:
Là loại nhà được dùng để ở thường là các nhà ở cấp 4, nhà 2 tầng, nhà 3 tầng. Chúng có mẫu mã đa dạng và được thi công nhanh chóng. Mang đến không gian ấm áp và sự thoải mái cho gia đình.
- Nhà thép tiền chế công nghiệp:
Đây là loại nhà to hơn với không gian rộng để chứa các trang thiết bị, máy móc kỹ thuật. Và là nơi diễn ra các hoạt động gia công sản xuất. Chúng thường ứng dụng trong các doanh nghiệp sản xuất. Một số ứng dụng như các nhà kho, nhà xưởng, nhà máy,… Loại nhà này ngoài kết cấu vững chắc còn được lắp thêm các cấu kiện như khung dầm palang, các khung dầm đơn khung dầm đôi,..
- Nhà thép tiền chế thương mại:
Là loại nhà dùng để buôn bán hoặc cung cấp các dịch vụ. Chúng có kích thước từ nhỏ đến lớn và thiết kế khá đa dạng tùy vào mục đích của chủ đầu tư. Các ứng dụng phổ biến như: cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, hay siêu thị, trung tâm thương mại. Chúng còn được ứng dụng cho các quán cafe, các văn phòng làm việc, các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, homestay,..
4. Các thông số cơ bản
Các thông số tùy thuộc theo yêu cầu của chủ đầu tư về công trình thi công. Các thông số cơ bản như:
- Chiều rộng nhà: Được tính từ mép ngoài tường thứ nhất đến mép ngoài tường thứ hai theo chiều ngang ngôi nhà.
- Chiều dài nhà: Được tính từ mép ngoài tường thứ nhất đến mép ngoài tường thứ hai tính từ hướng nhìn của cửa chính.
- Chiều cao nhà: Được tính từ chân cột đến diềm mái. Đó là điểm giao nhau giữa tôn mái và tôn tường.
- Độ dốc mái: Để giúp mái nhà thoát nước dễ dàng, thông thường, độ dốc mái được lấy i = 15%.
- Bước cột: Được tính theo phương dọc ngôi nhà, là khoảng cách giữa các cột.
- Tải trọng: là tính toán các tác động lên ngôi nhà như: trọng lượng của chính công trình, hoạt tải mái, tải trọng gió, tải trọng cầu trục, tải trọng sàn,…